Những điều bạn chưa biết về quân Tượng trong Cờ tướng

Quân Tượng hay có một số nơi còn gọi là Tịnh/ Bồ, nó là một trong những quân cờ vừa có khả năng hỗ trợ tấn công và vừa hỗ trợ phòng thủ. Thế nhưng đó chưa phải là tất cả về quân Tượng.

Hãy cùng Shbet theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm nhiều thông tin thú vị hơn nha.

Vài điều thú vị xoay quanh quân Tượng trong Cờ tướng

Quân Tượng nằm cạnh bên cạnh quân Sỹ và tương đương với Tượng trong cờ vua. Quân này đi theo đường chéo của hình vuông gồm 2 ô cờ. Chúng không được qua sông, chúng chỉ có nhiệm vụ ở lại bên này sông để bảo vệ tướng. Chỉ có 7 điểm mà Tượng có thể di chuyển tới và đứng ở đó.

Ngày xa xưa khi chiến tranh, người ta sử dụng voi chiến để chống lại đối thủ, đặc biệt là các bộ lạc ở phương nam của Trung Quốc. Quân tượng có sức phòng thủ tốt khi đi chung với nhau, chính vì vậy mà người ta thường nói tượng giao chân khá khỏe. Chỉ khi nào cắt đứt liên hệ của chúng bạn mới có thể tấn công được.

Quân tượng trong Cờ tướng
Quân tượng trong Cờ tướng

Cách di chuyển của quân Tượng trên bàn cờ

Quân Tượng sẽ đi chéo 2 ô mỗi nước và không được vượt sang sông. Mỗi bên sẽ có 2 Tượng. Nước đi của Tượng không hợp lệ khi có 1 quân cờ nằm chặn giữa đường đi. Khi đó gọi là Tượng bị cản và vị trí cản được gọi là “mắt Tượng”.  Quân Tượng được tính là mạnh hơn Sĩ một chút. 1 Tốt qua hà được đổi lấy 1 Sĩ hay 1 Tượng. Tuy nhiên khả năng phòng thủ của quân Tượng nhỉnh hơn Sĩ nên nếu Sĩ là 2 thì Tượng là 2,5.

Quân Tướng

Quân Tướng sẽ đi từng ô một, đi ngang hoặc dọc và luôn luôn ở trong phạm vi cung, không được ra ngoài. Tính theo khả năng chiến đấu thì quân Tướng là yếu nhất do chỉ đi nước 1 và bị giới hạn trong cung. Tuy nhiên trong nhiều tình huống, đặc biệt là khi cờ tàn đòn “lộ mặt tướng” lại tỏ ra rất mạnh. Lúc này, quân Tướng mạnh ngang với Xe. Mỗi bên có 1 quân Tướng.Quân Tướng được chốt chặt trong cung và có tới 2 Sĩ và Tượng canh gác hai bên.

Quân Sĩ

Quân Sĩ đi chéo 1 ô mỗi nước và luôn phải ở trong cung. Như vậy, quân Sĩ sẽ có 5 giao điểm có thể đứng hợp lệ và Sĩ là quân cờ yếu nhất. Mỗi 1 bên có 2 Sĩ.

Quân Sĩ có chức năng trong việc bảo vệ Tướng, mất Sĩ được cho là nguy hiểm khi đối phương còn đủ 2 Xe hoặc dùng Xe Mã Tốt tấn công. Bỏ Pháo ăn Sĩ rồi dùng đôi Xe hoặc dùng Xe Mã Tốt tấn công tấn công là 1 đòn chiến thuật thường thấy. Khi cờ tàn còn Pháo thì có thể dùng Sĩ để làm ngòi cho Pháo tấn công.

Quân Xe

Quân Xe sẽ đi ngang hoặc dọc trên bàn cờ miễn là đừng bị quân khác cản đường từ điểm đi đến điểm đến. Quân Xe được coi là quân cờ mạnh nhất. Giá trị của quân Xe thường tính là bằng đôi Pháo hoặc Pháo Mã. Mỗi bên sẽ có 2 Xe.

Khai cuộc 2 bên thường đưa các quân Xe ra các đường dọc thông thoáng, dễ phòng thủ và tấn công.

Quân Pháo

Quân Pháo đi ngang và đi dọc giống như Xe. Điểm khác biệt là quân Pháo muốn ăn quân thì nó phải nhảy qua đúng 1 quân nào đó. Khi không ăn quân, thì tất cả những điểm từ điểm đi đến điểm đến cũng phải không có quân cản. Mỗi bên cũng có 2 Pháo.

Trên thực tế thì có tới 70% người chơi khai cuộc là dùng Pháo đưa vào giữa dọa bắt tốt đầu của đối phương, gọi là thế Pháo đầu. Đối phương cũng có thể dùng Pháo đối lại cũng vào giữa. Nếu bên nào đi sau đưa Pháo cùng bên với bên đi trước thì khai cuộc gọi là trận Thuận Pháo, đi Pháo vào ngược bên nhau thì gọi là trận Nghịch Pháo (hay Liệt Pháo).

Quân Mã

Quân Mã sẽ đi ngang 2 ô và dọc 1 ô (hay dọc 2 ô và ngang 1 ô). Nếu có bất kỳ quân cờ nào đó nằm ngay bên cạnh thì quân Mã bị cản, không được đi đường đó. Mỗi bên cũng có 2 Mã. Mã do không đi thẳng, lại có thể bị cản nên mức độ cơ động của quân này được xem là kém hơn Xe và Pháo. Khi khai cuộc, Mã kém hơn Pháo. Nhưng khi tàn cuộc, Mã trở nên mạnh hơn Pháo.

Quân Tốt

Quân Tốt đi một ô mỗi nước. Nếu Tốt chưa qua sông, thì nó chỉ được tiến. Nếu Tốt đã qua sông thì sẽ được đi ngang hay tiến, không được đi lùi. Mỗi bên sẽ có 5 Tốt. Khi đi đến tuyến đáy, lúc này nó được gọi là Tốt lụt.

Trong khai cuộc, việc thí Tốt là chuyện tương đối bình thường. Ngoại trừ việc phải bảo vệ Tốt đầu, thì các quân Tốt khác thường xuyên bị xe pháo mã ăn mất. Việc mất mát 1 vài Tốt ngay từ đầu cũng được xem như việc thí quân.

Đến cờ tàn, giá trị của Tốt sẽ tăng nhanh và số lượng Tốt khi đó có thể đem lại thắng lợi cho người chơi hoặc chỉ hòa cờ. Khi đó việc đưa được Tốt qua sông và tới gần cung Tướng của đối phương trở nên hết sức quan trọng. Tốt khi đến tuyến áp đáy, ép sát cung Tướng thì Tốt mạnh không khác Xe.

Trên đây, chúng mình đã giới thiệu về một vài điều thú vị của quân Tượng trong cờ Tướng. Mong rằng thông tin này hữu ích với bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *